avatar1747098314976-1747098315084850281537.jpeg

Windows 11 đã “khó chiều” thế này, Windows 12 còn thế nào?

Yêu cầu phần cứng khó chiều của Windows 11 là biện pháp bảo mật hay chiêu trò thương mại?

  • Garena mở đăng ký trước cho Free City – tựa game phiêu lưu thế giới mở đầy hứa hẹn trên di động
  • Lập trình viên tài năng hồi sinh “kẹp giấy Clippy” dưới dạng một hệ thống chatbot AI
  • Không cần máy khủng: Rockstar xác nhận GTA VI dùng đồ họa đẹp “như trailer” nhưng vẫn chạy mượt trên PS5 thường
  • Vietcombank cảnh báo 5 điều “TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN LÀM” với tài khoản ngân hàng, rất nhiều người Việt mắc phải một sai lầm

Dave Plummer, cựu kỹ sư kỳ cựu của Microsoft, vừa đưa ra góc nhìn cá nhân về cuộc tranh luận ngày càng gay gắt xoay quanh việc Windows 10 sắp bị khai tử. Câu hỏi đặt ra là: Liệu những yêu cầu phần cứng khắt khe của Windows 11 thực sự nhằm tăng cường bảo mật, hay chỉ là một cách tinh vi để thúc đẩy doanh số bán phần cứng mới?

Windows 11 đã “khó chiều” thế này, Windows 12 còn thế nào?

Windows 11 đã “khó chiều” thế này, Windows 12 còn thế nào?- Ảnh 1.

Plummer – người từng tham gia phát triển các công cụ từ thời MS-DOS đến Windows NT 4, và góp phần vào hệ thống Windows Activation – gần đây đã nhận xét rằng các phiên bản Windows mới dường như đang “đối đầu” với người dùng thay vì là một trợ lý như mục tiêu ban đầu. Ông cũng tỏ ra hoài nghi với định hướng chuyển dần sang mô hình phần mềm đăng ký của Microsoft.

Theo Plummer, tranh cãi xoay quanh yêu cầu phần cứng của Windows 11 là vấn đề có nhiều lớp. Một mặt, Microsoft đặt mục tiêu nâng cao tính bảo mật bằng cách yêu cầu máy phải có TPM 2.0 và CPU tương đối hiện đại. Nhưng mặt khác, có rất nhiều máy tính tuy vẫn chạy tốt Windows 10 nhưng lại bị “đánh rớt” chỉ vì thiếu chip TPM hoặc dùng chip không nằm trong danh sách được hỗ trợ chính thức.

Windows 11 đã “khó chiều” thế này, Windows 12 còn thế nào?- Ảnh 2.

TPM 2.0 là yêu cầu phần cứng khiến nhiều người không thể nâng cấp lên Windows 11.

“Microsoft trước đây cũng đã từng kết thúc hỗ trợ cho các phiên bản hệ điều hành cũ, như Windows XP và sau đó là Windows 7” , Plummer nhấn mạnh. “Lý do thường được đưa ra là chi phí duy trì bảo mật và tính tương thích với phần mềm, phần cứng hiện đại ngày càng tăng cao.”

Tuy nhiên, với Windows 11, ông cho rằng tình hình đã khác: “Nhiều máy tính bị loại bởi yêu cầu TPM và CPU không nhất thiết là cũ hay yếu – chúng chỉ thiếu một con chip bảo mật tương đối mới, hoặc một kiến trúc vi xử lý đời mới.”

Ông nói thêm: “Cảm giác này không còn giống như một sự tiến hóa công nghệ tự nhiên nữa, mà như thể Microsoft đang dựng nên một rào cản phần cứng có chủ đích.”

Và câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến Windows 12? Microsoft đang thúc đẩy mạnh mẽ dòng máy Copilot+ PC, và không khó để hình dung một tương lai nơi khả năng tăng tốc phần cứng dành cho AI trở thành điều kiện bắt buộc. Ngay cả tính năng nổi bật Recall cũng yêu cầu thiết bị Copilot+ mới có thể truy cập.

“Nếu xu hướng này tiếp tục,” Plummer nhận định, “t hì hoàn toàn có khả năng những phiên bản Windows trong tương lai sẽ đặt ra yêu cầu phần cứng còn nghiêm ngặt hơn nữa, khiến cho số lượng máy tính hiện đang hoạt động tốt trở nên lỗi thời nhiều hơn.” Và như vậy, vòng lặp lại tiếp tục.

Dù Plummer thừa nhận TPM là một điểm cộng lớn cho bảo mật – cùng với một số cải tiến khác – nhưng vẫn chưa rõ vì sao Microsoft không cho phép người dùng tự lựa chọn vô hiệu hóa các tính năng đó nếu thiết bị của họ không đáp ứng yêu cầu phần cứng. Trước đây, các tổ chức như Public Interest Research Group (PIRG) từng cảnh báo rằng việc làm theo khuyến nghị của Microsoft và vứt bỏ các thiết bị không tương thích có thể dẫn đến một lượng rác thải điện tử khổng lồ.

Cũng cần lưu ý rằng không phải ai cũng muốn chuyển sang Windows 11. Dù vấn đề tương thích phần cứng rất đáng kể, nhưng đó chỉ là một phần trong quá trình ra quyết định. Nhiều người dùng thật sự không thích Windows 11.

Windows 11 đã “khó chiều” thế này, Windows 12 còn thế nào?- Ảnh 3.

Microsoft đang tập trung vào các mô hình dịch vụ trả phí

Tuy nhiên, khi xét đến việc Microsoft ngày càng đẩy mạnh mô hình dịch vụ tính phí định kỳ, và quyết tâm áp đặt các rào cản phần cứng không hẳn liên quan đến hiệu năng, thì không loại trừ khả năng các yêu cầu khắt khe hơn nữa sẽ xuất hiện trong bản nâng cấp tiếp theo.

Windows 11 không thực sự mang lại cú hích lớn cho các nhà sản xuất PC – những đối tác thân thiết của Microsoft. Và giờ đây, khi vi xử lý tích hợp AI được xem là “cứu tinh mới” của ngành công nghiệp máy tính, việc bổ sung các yêu cầu phần cứng để kích hoạt những tính năng mà phần đông người dùng không hề yêu cầu dường như chỉ là bước khởi đầu cho một điều gì đó… khó tránh khỏi.

Dưới lớp vỏ “bảo mật” và “hiệu năng”, một cuộc chơi phần cứng đang diễn ra – nơi người dùng buộc phải nâng cấp hoặc chấp nhận đứng ngoài hệ sinh thái mới của Microsoft. Với Windows 12 đang dần hình thành, có vẻ như cánh cửa dành cho các thiết bị cũ sẽ ngày càng hẹp lại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Select your currency
Việt Nam đồng

Main Menu